Thiệt ra học từ vựng không khó, cái khó là học xong có nhớ được hay không. Vậy làm sao mới nhớ? Học viên của mình hay ho...
Thiệt ra học từ vựng không khó, cái khó là học xong có nhớ được hay không.
Vậy làm sao mới nhớ?
Học viên của mình hay hỏi sao em cứ quên hoài, làm sao để nhớ hết như thầy. Thiệt ra, những từ học viên được học là mới với học viên, nhưng giáo viên thì đã dạy những từ đó mấy chục lần nên nhớ là chuyện đương nhiên. Nhiều bài mình dạy tới nỗi thuộc luôn cái file nghe chứ không chỉ là từ vựng. Bí quyết chỉ có vậy: gặp nhiều, dùng nhiều thì nhớ. Nếu học chỉ có 1 lần xong cất gọn 1 góc không bao giờ lấy ra xem lại hoặc cố gắng dùng thì quên là chuyện dĩ nhiên. Một từ lúc học thấy khó dùng nhưng khi đi dạy phải nghiên cứu & tìm cách giải thích cho học viên thì cũng cảm thấy mình hiểu rõ nó hơn và nhớ lâu hơn. Hồi đó hay đùa là muốn giỏi thì hãy đi dạy thiệt ra cũng đúng chứ không sai.
Đó là chuyện đi dạy, còn chuyện đi học của bản thân mình thì hơi khác một chút.
Từ nhỏ tới lớn mình chỉ sống ở Việt Nam, chưa đi du học bao giờ nên cũng không có môi trường gì để rèn luyện ngoài coi phim/đọc truyện, chỉ tới lúc bắt đầu học đại học mới học tiếng Anh nhiều, đi làm, đi dạy mới bắt đầu dùng tới. Mình đi thi CPE (C2 Proficiency) điểm Use of English được tối đa 230/230 nên nhiều bạn tưởng mình từ nào cũng biết. Thiệt ra đâu có. Cái mà mình biết thiệt ra là biết dò từ điển. Nghe thì đơn giản nhưng thiệt ra dò từ điển cũng là 1 cách học hay.
Ví dụ như chữ FAVOURITE là một chữ (chắc là) ai cũng biết, nhưng không có nghĩa ai cũng dùng đúng. Nhiều bạn hay nói kiểu "Swimming is my MOST favourite form of exercise.", nhưng nếu dò trong Cambridge Dictionary (https://dictionary.cambridge.org/dictio.../english/favourite) thì sẽ thấy định nghĩa của từ này là "best liked or most enjoyed" => đã có nghĩa là được thích NHẤT => nếu viết kiểu most favourite thì thành ra bị dư => chỉ cần "Swimming is my favourite form of exercise." là đủ.
Tuy nhiên nếu dò kĩ hơn một chút sẽ thấy bên dưới có thêm 1 cách dùng LEAST FAVOURITE để nói về thứ mình không thích (thậm chí là ghét, ví dụ như "Cleaning the toilets is my least favourite job.".
Hoặc ví dụ như khi dò cụm "long-hours culture" và thấy định nghĩa của nó là "a way of life in which people spend many hours a day at work or working", mình sẽ để ý & tự hỏi spend time at work khác gì với spend time working mà phải thêm chữ 'or' vô ở giữa. Để ý & phân tích chi tiết sẽ giúp hiểu sâu hơn và nhớ lâu hơn.
Nói chung thì mình học bằng từ điển, dạy bằng từ điển, đi làm (biên dịch) cũng bằng từ điển. Hồi đó cũng có ghi chú từ vựng ra tập, ra giấy, ra Notion, nhưng chợt nhận ra (với người lười như mình) thì ghi ra & ngồi trang trí chỉ tốn thời gian chứ cũng không nhớ được gì, tập trung ghi vô đầu trước đã. 😌
À với lại cũng đừng cố gắng nhồi nhét quá nhiều từ vô đầu làm gì. Thay vào đó nên cố gắng hiểu rõ cách dùng của từng từ mà mình biết. Cách dùng ở đây là cách mà bạn nhét từ đó vô câu, cấu trúc của nó dùng sao, hay đi chung với chữ nào, văn phong ra sao (formal/informal), có tầng lớp nghĩa nào lạ lạ không, vân vân mây mây.
Ví dụ như chữ seat, nếu là danh từ thì nghĩa là chỗ ngồi (A2), động từ (seat somebody/yourself) thì là to give somebody a place to sit; to sit down in a place. Nhưng nếu dò kĩ hơn sẽ thấy động từ seat còn một nghĩa ở cấp độ C2, dùng để nói cái building, room, table, or vehicle nào đó có đủ chỗ chứa bao nhiêu người, vd như: "The car seats six comfortably.". Chỉ những từ tưởng đơn giản nhưng cũng còn bao nhiêu thứ để học, đâu cần nhồi nhét mấy từ đao to búa lớn để làm gì. 😌
Đây chỉ là chia sẻ kinh nghiệm cá nhân, mọi người có kinh nghiệm gì khác thì cứ thoải mái share nhe.
Hoàng Lê
C2 Proficiency (CPE) Grade A at #CrushIELTS
Không có nhận xét nào